Trang chủ > Tin tức > Tài liệu kế toán > Chế độ cho thai sản mới nhất có hiệu lực từ 2016

Chế độ cho thai sản mới nhất có hiệu lực từ 2016

Trung tâm đào tạo kế toán tại TPHCM giới thiệu chế độ bảo hiểm thai sản năm 2016 mới nhật. Chế độ khám thai, chế độ thai sản khi sinh con, mức hưởng chế độ thai sản, chế độ thai sản sau khi sinh, thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản... Mời các bạn theo dõi:

che-do-thai-san

Chế độ thai sản 2016 mới nhất

Chế độ thai sản mới nhất 2016

Chế độ bảo hiểm cho thai sản năm 2016 là quyền lợi mà người lao động nữ mang thai, sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Chế độ thai sản được thực hiện từ khi bạn mang thai cho đến tháng thứ 6 sau khi sinh:

Chế độ khám thai:

+ Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 5 lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai. ( tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần ).

+ Thực hiện các biện pháp tránh thai: (tính cả ngày nghỉ lễ, Tết, nghỉ hàng tuần): Đặt vòng: nghỉ 7 ngày; Triệt sản (cả nam/nữ): nghỉ 15 ngày.

- Nếu trong quá trình mang thai bạn bị sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản:

  • 10 ngày nếu thai dưới một tháng;
  • 20 ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng;
  • 40 ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng;
  • 50 ngày nếu thai từ sáu tháng trở lên (tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).

Chế độ thai sản khi sinh con:

bao hiem xa hoi

+ Sau khi sinh con, lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

+ Hết thời gian nghỉ thai sản trên nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

+ Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Mức hưởng chế độ thai sản:

+ Bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc để sinh.

Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con. (Mức lương tối thiểu chung mới nhất năm 2016 hiện nay là 1.210.000).

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Nếu sau khi sinh, con chết:

- Nghỉ 90 ngày kể từ ngày sinh, nếu con chết dưới 60 ngày tuổi;

- Nghỉ 30 ngày kể từ ngày con chết, nếu con từ 60 ngày tuổi trở lên.

Sau khi sinh, mẹ chết:

Nếu mẹ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp được nghỉ hưởng trợ cấp thai sản đến khi con đủ 06 tháng tuổi;

Nếu mẹ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản: Người cha hoặc người nuôi dưỡng hợp pháp nếu có tham gia BHXH ít nhất 06 tháng trước thời điểm người mẹ sinh con thì được nhận trợ cấp thai sản.

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản:

Điều kiện: Trong khỏang thời gian 60 ngày tính từ thời điểm lao động nữ trở lại làm việc sau khi hết thời gian hưởng chế độ khi sinh con là 06 tháng và thời gian nghỉ thêm đối với trường hợp sinh đôi trở lên, mà sức khỏe còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Thời gian nghỉ: Tối đa 10 ngày/năm nếu sinh đôi trở lên.

- Tối đa 7 ngày/năm nếu sinh con phải phẫu thuật.

- Nghỉ 5 ngày/năm cho các trường hợp khác.

Mức hưởng:

  • 25% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tại nhà).
  • 40% lương tối thiểu chung/ngày (nếu nghỉ tập trung).

Xem thêm: Cách hạch toán tiền hưởng trợ cấp thai sản của BHXH

Điểm mới trong chế độ thai sản 2016

Luật Bảo hiểm xã hội mới: Thêm nhiều chế độ thai sản tốt hơn Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 sửa đổi đã được Quốc hội thông qua và sẽ có hiệu lực từ 1/1/2016. Nhiều chế độ chính sách được hoàn thiện đem lại lợi ích thiết thực cho người lao động như chế độ thai sản linh hoạt hơn, tỷ lệ đóng hưởng bảo hiểm xã hội công bằng hơn.
Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 đã bổ sung nhiều chế độ thai sản tốt hơn cho các đối tượng.

Cụ thể:
+ Lao động nam sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 5­-14 ngày khi vợ sinh con và quy định thêm chế độ thai sản cho lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ.

+ Đối với lao động nữ khó mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của bác sĩ chỉ cần đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 3 tháng trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con (thay vì 6 tháng như quy định cũ).

+ Bổ sung quy định trợ cấp một lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội và mẹ không tham gia bảo hiểm xã hội.

+ Đặc biệt, Luật Bảo hiểm xã hội mới quy định thêm chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi.
+ Trong trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH, hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con, cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Người mẹ không đủ thời gian đóng BHXH thì người cha nghỉ đến khi con đủ 6 tháng tuổi.

+ Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH, khi vợ sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng tiền lương cơ sở cho mỗi con.

+ Tăng thêm một tháng cho thời gian lao động nữ nghỉ thai sản trong trường hợp con chết sau khi sinh, quy định chế độ thai sản của lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi.

Thời gian nghỉ thai sản tối thiểu phải đảm bảo người mẹ mang thai phục hồi sức khỏe, vì vậy Bộ Lao động­Thương binh và Xã hội đang dự định đề xuất cho lao động nữ mang thai hộ được nghỉ thai sản tối đa 4 tháng. Đối với người mẹ nhờ mang thai hộ, tùy thuộc vào tháng tuổi của con, người mẹ sẽ được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con được 6 tháng tuổi như quy định nghỉ thai sản trong trường hợp nhận con nuôi.

Thủ tục hồ sơ hưởng chế độ thai sản:

1. Khám thai:

Sổ khám thai (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy khám thai (bản chính hoặc bản sao), giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (mẫu C65­HD).

2. Sảy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu; thực hiện các biện pháp tránh thai:

Giấy ra viện (bản chính hoặc bản sao) hoặc Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH do cơ sở y tế cấp (mẫu C65­HD).

3. Sinh con:

Sổ BHXH.

Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con.

Nếu sau khi sinh, con chết thì có thêm Giấy báo tử (bản sao) hoặc Giấy chứng tử (bản sao). Đối với trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà không được cấp các giấy tờ này thì thay bằng bệnh án (bản sao) hoặc giấy ra viện của người mẹ (bản chính hoặc bản sao).

Đối với trường hợp có tỷ lệ thương tật từ 21% trở lên: Có thêm Giấy chứng nhận thương tật (bản sao) hoặc Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa (bản sao).

4. Nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi:

Sổ BHXH;

Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền (bản sao).

* Lưu ý: Trường hợp sau khi sinh con, người mẹ chết, người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con đến khi đủ 4 tháng tuổi:

Nếu cả cha và mẹ đều tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp thai sản, hồ sơ gồm:

+ Sổ BHXH của người mẹ (nếu người mẹ còn sống);

+ Sổ BHXH của người cha (nếu người mẹ không may bị chết);

+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con;

+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).

Nếu chỉ có người mẹ tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp:

+ Sổ BHXH của người mẹ;

+ Giấy chứng sinh (bản sao) hoặc Giấy khai sinh (bản sao) của con;

+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).

+ Đơn của người cha hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng con (mẫu số 11A­HSB).

Nếu chỉ có người cha tham gia BHXH đủ điều kiện hưởng trợ cấp:

+ Sổ BHXH của người cha;

+ Bản sao Giấy khai sinh của con;

+ Giấy chứng tử của người mẹ (bản sao).

Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 4 tháng tuổi:

+ Sổ BHXH của người mẹ hoặc người nhận con nuôi;

+ Bản sao Giấy chứng sinh hoặc bản sao Giấy khai sinh của con.

(Trường hợp nhận nuôi con nuôi dưới 4 tháng tuổi thì thay bằng bản sao Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi của cấp có thẩm quyền);

+ Đơn của người sinh con hoặc của người nhận nuôi con nuôi (mẫu 11B­HSB).

* Lưu ý: Hồ sơ trợ cấp thai sản có thêm Danh sách người lao động đề nghị hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập (mẫu số C67a­HD, trừ trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

5. Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe:

Danh sách người lao động đề nghị hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, (mẫu số C69a­HD): 03 bản.

Trường hợp sinh con phải phẩu thuật thì đề nghị nộp thêm bản photo giấy ra viện có thể hiện phẩu thuật

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc về chế độ thai sản, hãy gửi email hoặc gọi điện thoại tới tổng đài hỗ trợ nghiệp vụ kế toán miễn phí của Kế toán Hà Nội: 1900 6246

Email: info.kthn@gmail.com

Chủ đề: ,

Bạn đọc bình luận

2016 © Bản quyền thuộc về trungtamketoanhcm.edu.vn
TRUNG TÂM KẾ TOÁN TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Điện thoại: 0973 946 715
Trụ sở chính: 35 Lê Văn Chí, Quận Thủ Đức, TPHCM
CS2: Vân Côi, Phường 7, quận Tân Bình, TPHCM
® Ghi rõ nguồn "trungtamketoanhcm.edu.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0947 42 81 86
Tel: 0934 401 811
Email: info.kthn@gmail.com
Hotline: 0973 946 715
Hỗ trợ & CSKH: 0934 401 811