Trang chủ > Tin tức > Tài liệu kế toán > Cách định khoản tk 139 Dự phòng phải thu khó đòi

Cách định khoản tk 139 Dự phòng phải thu khó đòi

Kế toán Hồ Chí Minh hướng dẫn cách hạch toán định khoản tk 139 Dự phòng phải thu khó đòi. Tài khoản 139 dùng để phản ánh tình hình trích lập, sử dụng và hoàn nhập khoản dự phòng các khoản phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được vào cuối niên độ kế toán.

tk139

1. Nguyên tắc hạch toán tài khoản 139 Nợ khó đòi

a. Cuối kỳ kế toán hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (Đối với đơn vị có lập báo cáo tài chính giữa niên độ) doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi tính vào hoặc ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp của kỳ báo cáo.

b. Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi (Khách hàng bị phá sản hoặc bị tổn thất, thiệt hại lớn về tài sản,. . . nên không hoặc khó có khả năng thanh toán, đơn vị đã làm thủ tục đòi nợ nhiều lần vẫn không thu được nợ). Theo quy định hiện hành thì các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu dưới đây:

- Số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi;

- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ. . .

c. Căn cứ để được ghi nhận là một khoản nợ phải thu khó đòi là:

- Nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được;

- Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thụ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

d. Mức lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi theo quy định của chế độ tài chính doanh nghiệp hiện hành.

e. Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm, doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không còn khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục bán nợ cho Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng hoặc xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán. Nếu làm thủ tục xoá nợ thì đồng thời phải theo dõi chi tiết ở TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán). Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải được sự đồng ý của Hội đồng quản trị doanh nghiệp và cơ quan quản lý tài chính (Nếu là doanh nghiệp Nhà nước) hoặc cấp có thẩm quyền theo quy định trong điều lệ doanh nghiệp. Số nợ này được theo dõi trong thời hạn quy định của chính sách tài chính, chờ khả năng có điều kiện thanh toán số tiền thu được về nợ khó đòi đã xử lý. Nếu sau khi đã xoá nợ, khách hàng có khả năng thanh toán và doanh nghiệp đã đòi được nợ đã xử lý (Được theo dõi trên TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý”) thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào Tài khoản 711 “Thu nhập khác”.

2. Kết cấu nội dung tài khoản 139

Bên Nợ:

- Hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi;

- Xoá các khoản nợ phải thu khó đòi.

Bên Có:

Số dự phòng phải thu khó đòi được lập tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Số dư bên Có:

Số dự phòng các khoản phải thu khó đòi hiện có cuối kỳ.

3. Cách hạch toán định khoản tk 139 Nợ phải thu khó đòi

a) Khi lập BCTC, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 642 ­ Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 229 ­ Dự phòng tổn thất tài sản (2293).

b) Nếu nhỏ hơn, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

Nợ TK 229 ­ Dự phòng tổn thất tài sản (2293)

Có TK 642 ­ Chi phí quản lý doanh nghiệp.

c) Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế toán thực hiện xóa nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 331, 334....(phần tổ chức cá nhân phải bồi thường)

Nợ TK 229 ­ Dự phòng tổn thất tài sản (2293)(phần đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 ­ Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)

Có các TK 131, 138, 128, 244...

d) Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,....

Có TK 711 ­ Thu nhập khác.

e) Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như sau:

Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 642 ­ Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Trường hợp khoản phải thu quá hạn đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa thuận)

Nợ TK 229 ­ Dự phòng tổn thất tài sản (2293) (số đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 ­ Chi phí quản lý doanh nghiệp (số tổn thất từ việc bán nợ)

Có các TK 131, 138,128, 244...

Trung tâm kế toán Hồ Chí Minh - Kế toán Hà Nội chúc các bạn học định khoản kế toán thật tốt!

Chủ đề:

Bạn đọc bình luận

2016 © Bản quyền thuộc về trungtamketoanhcm.edu.vn
TRUNG TÂM KẾ TOÁN TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Điện thoại: 0973 946 715
Trụ sở chính: 35 Lê Văn Chí, Quận Thủ Đức, TPHCM
CS2: Vân Côi, Phường 7, quận Tân Bình, TPHCM
® Ghi rõ nguồn "trungtamketoanhcm.edu.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0947 42 81 86
Tel: 0934 401 811
Email: info.kthn@gmail.com
Hotline: 0973 946 715
Hỗ trợ & CSKH: 0934 401 811