Trang chủ > Tin tức > Tài liệu kế toán > Thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu mới nhất 2018

Thủ tục đăng ký tham gia BHXH lần đầu mới nhất 2018

Trung tâm kế toán Hà Nội chi nhánh TPHCM hướng dẫn làm thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, bảo hiểm y tế (BHYT) bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) lần đầu cho nhân viên trong Công ty tham gia lần đầu và DN di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến.

Hướng dẫn thủ tục đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp (BHTN) lần đầu năm 2018, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT, điều chỉnh mức đóng, Hồ sơ cấp lại Sổ BHXH, thẻ BHYT, phương thức đóng ...

bao hiem xa hoi

I. Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN:

Theo quy định tại điều 4, Điều 13, Điều 17 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam: Quy định về đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN như sau:

– Người làm việc theo HĐLĐ (hoặc hợp đồng làm việc) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Đơn vị thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.

Chú ý: Từ ngày 1/1/2018: Những HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng phải tham gia.

– Những người lao động làm việc từ 2 nơi trở lên thì: Đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng DN phải tham BH.

II. Thủ tục đăng ký tham gia BHXH, BHYT,BHTN:

Căn cứ theo Mục 1 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam hướng dẫn thủ tục tham gia BHXH, BHYT, BHTN, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT cụ thể như sau:

1. Hồ sơ đối với Đơn vị tham lần đầu, đơn vị di chuyển từ địa bàn tỉnh, thành phố khác đến:

a. Người lao động:
– Tờ khai tham gia BHXH, BHYT, BHTN Mẫu TK1-TS

b. Đơn vị sử dụng lao động:
– Tờ khai đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN Mẫu TK3-TS
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN Mẫu D02-TS

c. Số lượng hồ sơ: 01 bộ

2. Điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN hằng tháng (Khi có sự điều chỉnh như: Tăng giảm lao động, điều chỉnh mức lương đóng … hồ sơ cụ thể như sau:)

a. Người lao động:
– Tờ khai tham gia BHXH (giống như trên)

b. Đơn vị sử dụng lao động:
– Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN Mẫu D02-TS. (giống như trên)

– Tờ khai thông tin đơn vị tham gia BHXH, BHYT Mẫu TK3-TS (Trường hợp thay đổi thông tin tham gia BHXH, BHYT, BHTN của DN. VD: Thay đổi tên công ty, địa chỉ, MST, người đại diện pháp luật ….) (giống như trên)

c. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Nơi nộp hồ sơ:

– Nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận một cửa của cơ quan BHXH…Hoặc nộp qua mạng (Chi tiết liên hệ với Cơ quan BH Quận Huyện để biết chi tiết về phương thức nhận hồ sơ)

4. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

Căn cứ theo Điều 5, điều 14, điều 18 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam quy định cụ thể tỷ lệ đóng như sau:

– DN phải nộp cho Cơ quan BHXH Quận, Huyện với tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN là: 32.5 %
– Nộp cho Liên đoàn Lao động Quận, Huyện với tỷ lệ đóng KPCĐ là: 2%

Cụ thể tỷ lệ như sau:

– Đơn vị sử dụng lao động đóng: 22%, cụ thể:

BHXH: 18% (Trong đó: 3% vào quỹ ốm đau và thai sản, 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất).
BHYT: 3%
BHTN: 1%

– Người lao động đóng: 10,5%

BHXH: 8% (Đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất)
BHYT: 1,5%
BHTN: 1%

Mới nhất theo Nghị định 44/2017/NĐ-CP Ngày 14/04/2017 của Chính phủ  kể từ ngày 01/06/2017, mức đóng BHXH thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động là 17,5% bao gồm: 14% quỹ hưu trí, tử tuất + 3% quỹ ốm đau, thai sản và 0,5% quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

5. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ:

– Là tiền lương tháng được ghi trong hợp đồng lao động. Tối thiểu không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, Tối đa không quá 20 lần mức lương cơ sở

III. Hồ sơ xin cấp lại Sổ BHXH, BHYT, BHTN:

Căn cứ theo Mục 1 Quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015 của BHXH Việt Nam quy định hồ sơ cấp lại Sổ BHXH, thẻ BHYT, và điều chỉnh nội dung đã ghi trên Sổ BHXH, thẻ BHYT cụ thể như sau:

1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, thay đổi số sổ, gộp sổ BHXH

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT Mẫu TK1-TS (giống như trên)
– Sổ BHXH đã cấp.
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

2. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH:

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
– Sổ BHXH;
– Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03 theo QĐ 959)
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

3. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Sổ BHXH;
– Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh (Mục I Phụ lục 03 theo QĐ 959)
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Cấp lại, đổi thẻ BHYT

– Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
– Thẻ BHYT (trường hợp hỏng hoặc thay đổi thông tin);
– Bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ cấp lại, đổi thẻ BHYT (Mục II, III Phụ lục 03 đối với trường hợp thay đổi thông tin).
– Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

IV. Thời hạn giải quyết:

1. Cấp sổ BHXH:

a. Cấp mới:
- Đối với người tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; sổ BHXH do mất, hỏng; cộng nối thời gian nhưng không phải đóng BHXH hoặc gộp sổ: không quá 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Trường hợp cần phải xác minh quá trình đóng BHXH ở tỉnh khác hoặc nhiều đơn vị nơi người lao động có thời gian làm việc thì không quá 45 ngày nhưng phải có văn bản thông báo cho người lao động biết.
c. Điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
d. Xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

2. Cấp thẻ BHYT:

a. Cấp mới:
- Không quá 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định. Riêng đối với người hưởng trợ cấp thất nghiệp: không quá 02 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
b. Cấp lại, đổi thẻ BHYT:
- Trường hợp không thay đổi thông tin: trong ngày khi nhận đủ hồ sơ theo quy định;
- Trường hợp thay đổi thông tin: không quá 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

V. Phương thức đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN:

1. Đóng hằng tháng

- Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng, đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

2. Đóng 03 tháng hoặc 06 tháng một lần

- Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 03 tháng, 06 tháng một lần. Chậm nhất đến ngày cuối cùng của phương thức đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.

3. Đóng theo địa bàn

3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó.

Chúc các bạn đăng ký bảo hiểm xã hội thành công!

Chủ đề: , , , , , , ,

Bạn đọc bình luận

2016 © Bản quyền thuộc về trungtamketoanhcm.edu.vn
TRUNG TÂM KẾ TOÁN TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Điện thoại: 0973 946 715
Trụ sở chính: 35 Lê Văn Chí, Quận Thủ Đức, TPHCM
CS2: Vân Côi, Phường 7, quận Tân Bình, TPHCM
® Ghi rõ nguồn "trungtamketoanhcm.edu.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0947 42 81 86
Tel: 0934 401 811
Email: info.kthn@gmail.com
Hotline: 0973 946 715
Hỗ trợ & CSKH: 0934 401 811