Trang chủ > Tin tức > Tài liệu kế toán > Bài tập kế toán ngoại tệ chênh lệch tỷ giá có lời giải tt 133

Bài tập kế toán ngoại tệ chênh lệch tỷ giá có lời giải tt 133

Trung tâm kế toán Hồ Chí Minh hướng dẫn một số dạng bài tập kế toán ngoại tệ chênh lệch tỷ giá có lời giải theo Thông tư 133/2016 mới nhất. 

bai-tap-ty-gia

Lưu ý trước khi đọc bài này các bạn cần tham khảo các tông tin chung về Tỷ giá, kế toán ngoại tệ trước. Chi tiết các bạn xem tại đây: Hạch toán tỷ giá ngoại tệ theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Bài tập 1:

Về xác định tỷ giá cho giao dịch phát sinh trong kỳ và tỷ giá đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ. 

Giả sử doanh nghiệp A thường xuyên có giao dịch với ngân hàng thương mại X, tại ngày 1/3/20X6, ngân hàng thương mại X công bố tỷ giá mua chuyển khoản là 22.000 VNĐ/USD, tỷ giá bán chuyển khoản là 22.200 VNĐ/USD. Như vậy, tỷ giá chuyển khoản trung bình ngày 1/3/20X6 là (22.000 + 22.200)/2 = 22.100.

Tại ngày 1/3/20X6, doanh nghiệp A được lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá chuyển khoản trung bình để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tỷ giá xấp xỉ được xác định trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản của ngân hàng thương mại và không vượt quá +/-1% so với tỷ giá chyển khoản trung bình, nghĩa là doanh nghiệp được lựa chọn một tỷ giá bất kỳ trong khoảng từ 21.879 đến 22.321 để hạch toán cho các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ. Trong đó 21.879 được xác định là 22.100 x 99% và 22.321 được xác định là 22.100 x 101%. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá giao dịch thực tế hàng tuần, hàng tháng, quý để hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh trong kỳ báo cáo trong đó có giao dịch ngày 1/3/20X6.

Vẫn tiếp theo ví dụ trên, giả sử tại ngày 31/12/20X6, tỷ giá công bố cả ngân hàng thương mại X đối với tỷ giá mua chuyển khoản vẫn là 22.000 VNĐ/USD và tỷ giá bán chuyển khoản vẫn là 22.200 VNĐ/USD. Như vậy, tỷ giá sử dụng để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ là tỷ giá chuyển khoản trung bình ngày 1/12/20X6 là 22.100 VNĐ/USD{=(22.000 + 22.200)/ 2}

Bài tập 2: Xác định tỷ giá áp dụng đối với giao dịch nhận trước tiền của người mua

            Công ty M ký hợp đồng bán hàng hóa cho công ty K với giá bán chưa có thuế GTGT là 10.000USD, thuế GTGT 10%. Tại ngày 12/6/20X6, công ty K ứng trước cho công ty M 20% giá trị hợp đồng tương ứng với số tiền là 2.200 USD. Số tiền còn lại 80% là 8.800 USD sẽ được Công ty K thanh toán khi nhận được hàng của Công ty M ngày 20/6/20X6.
Giả sử tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 12/6/20X6 là 22.200 VNĐ/USD và tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 20/6/20X6 là 22.250 VNĐ/USD thì Công ty M sẽ sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 12/6/20X6 để ghi nhận khoản nhận ứng trước và sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 20/6/20X6 để ghi nhận số tiền còn phải thu của công ty K. Doanh thu bán hàng hóa tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 12/6/20X6 và phần doanh thu tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dich thực tế tại ngày 20/6/20X6 là ngày giao hàng hóa.
Cụ thể việc hạch toán tại Công ty M sẽ được thực hiện như sau:
+ Khoản tiền nhận ứng trước của Công ty K là 2.200 x 22.200 = 48.840.000đ
+ Doanh thu bán hàng hóa cho Công ty K là 2.000 x 22.200 + 8.000 x 22.250 = 222.400.000đ
+ Thuế và các khoản phải nộp nhà nước là 200 x 22.200 + 800 x 22.250 = 22.240.000đ
Việc hạch toán kế toán được thực hiện như sau:
-Tại ngày 12/6/20X6, ghi nhậ khoản ứng trước của Công ty K:
Nợ TK Tiền:              48.840.000đ
Có TK 131:                48.840.000đ

-Tại ngày 20/6/20X6, ghi nhận doanh thu bán hàng hóa cho công ty K:
Nợ TK 131:               244.640.000đ
Có TK 511:                222.400.000đ
Có TK 3331:               22.240.000đ

Bài tập 3: Xác định tỷ giá áp dụng đối với giao dịch trả tiền trước tiền mua TSCĐ cho người bán.

            Công ty M ký hợp đồng mua TSCĐ của công ty K về dùng ngay với giá mua chưa có thuế GTGT là 10.000USD, thuế GTGT 10%. Tại ngày 2/5/20X6, công ty  ứng trước cho công ty K 30% giá trị hợp đồng số tiền là 3.300 USD. Số tiền còn lại 70% là 7.700 USD sẽ được Công ty M thanh toán cho công ty K khi nhận được TSCĐ ngày 30/5/20X6.
Giả sử tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 2/5/20X6 là 22.100 VNĐ/USD và tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 30/5/20X6 là 22.200 VNĐ/USD thì Công ty M sẽ sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 2/5/20X6 để ghi nhận số tiền còn phải trả công ty K. Giá mua TSCĐ tương ứng với số tiền nhận ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 2/5/20X6 và phần doanh thu tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 30/5/20X6 là ngày nhận TSCĐ.
Như vậy:
+ Khoản tiền ứng trước cho Công ty K là 3.300 x 22.100 = 72.930.000đ
+ Giá mua TSCĐ là 3.000 x 22.100 + 7.000 x 22.200 = 221.700.000đ
+ Thuế GTGT được khấu trừ là 300 x 22.100 + 700 x 22.200 = 22.170.000
+ Tổng số khoản nợ phải trả cho Công ty K là 3.300 x 22.100 + 7.700 x 22.200 = 243.870.000đ
Trường hợp 1: Công ty M lựa chọn ghi nhận bên Có TK tiền theo tỷ giá giao dịch thực tế thì việc hạch toán được thực hiện như sau:
-Tại ngày 2/5/20X6, ghi nhận khoản ứng trước cho Công ty K:
Nợ TK 331:               72.930.000đ
Có TK Tiền:              72.930.000đ
Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái (nếu có) của TK tiền được ghi nhận ngay khi giao dịch phát sinh hoăc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty M.
-Tại ngày 30/5/20X6, ghi nhận tăng nguyên giá TSCĐ mua của công ty K:
Nợ TK 211:               221.700.000đ
Nợ TK 133:                 22.170.000đ
Có TK 331:                243.870.000đ
Trường hợp 2: Công ty M lựa chọn ghi nhận bên Có TK tiền theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền và giả sử tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền TK tiền là 22.000 VNĐ/USD thì việc hạch toán được thực hiện như sau:
-Tại ngày 2/5/20X6, ghi nhận khoản ứng trước cho Công ty K:
Nợ TK 331                             72.930.000
Có TK Tiền                            72.600.000 (=3.300 * 22.000)
Có TK 515                                  330.000

- Tại ngày 30/05/20X6 ghi tăng nguyên giá TSCĐ mua của Cty K
Nợ TK 211:               221.700.000đ
Nợ TK 133:                 22.170.000đ
Có TK 331:                243.870.000đ

Bài tập 4: Xác định tỷ giá áp dụng đối với giao dịch trả trước tiền mua hàng tồn kho cho người bán.

            Công ty A ký hợp đồng mua hàng tồn kho của công ty B với giá mua chưa có thuế GTGT là 10.000 USD, thuế GTGT 10%. Tại ngày 1/3/20X6, công ty A ứng trước cho công ty B 40% giá trị hợp đồng số tiền là 4.400 USD. Số tiền còn lại 60% là 6.600 USD sẽ đươc Công ty A thanh toán cho công ty B khi nhận được hàng tồn kho ngày 15/3/20X6.
Giả sử tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 1/3/20X6 là 22.200 VNĐ/USD và tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 15/3/20X6 là 22.100 VNĐ/USD thì Công ty A sẽ sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 1/3/20X6 để ghi nhận khoản ứng trước cho công ty B và sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 15/3/20X6 để ghi  nhận số tiền còn phải trả công ty B. Giá mua hàng tồn kho tương ứng với số tiền nhận ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 1/3/20X6 và phần giá mua hàng tồn kho tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 15/3/20X6 là ngày nhận hàng tồn kho.
Như vậy:
+ Khoản tiền ứng trước cho Công ty B là: 4.400 x 22.200 = 97.680.000đ
+ Giá mua hàng tồn kho là 4.000 x 22.200 + 6.000  22.100 = 221.400.000đ
+ Thuế GTGT được  khấu trừ là 400 x 22.200 + 600 x 22.100 = 22.140.000đ
+ Tổng số khoản nợ phải trả cho Công ty B là 4.400 x 22.200 + 6.600 x 22.100 = 243.540.000đ
Trường hợp 1: Công ty A lựa chọn ghi nhận bên Có TK tiền theo tỷ giá giao dịch thực tế thì việc hạch toán được thực hiện như sau:
-Tại ngày 1/3/20X6, ghi nhận khoản ứng trước cho Công ty B:
Nợ TK 331:               97.680.000đ
Có TK tiền:                            97.680.000đ
Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái (nếu có) của TK tiền được ghi nhận ngay khi giao dịch phát sinh hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của Công ty A.
-Tại ngày 15/3/20X6, ghi nhận hàng tồn kho của Công ty B:
Nợ các TK 152,153,…                     221.400.000đ
Nợ TK 133:                           22.140.000đ
Có TK 331:                            243.540.000đ
Trường hợp 2: Công ty A lựa chọn ghi nhận bên Có TK tiền theo tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền và giả sử tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền TK tiền là 22.000 VNĐ/USD thì việc hạch toán được thực hiện như sau:
-Tại ngày 1/3/20X6, ghi nhận khoản ứng trước cho Công ty B:
Nợ TK 331:               97.680.000đ
Có TK tiền:                96.800.000 (=4.400*22.000)
Có TK 515:                    880.000đ
-Tại ngày 15/3/20X6, ghi nhận hàng tồn kho mua của công ty B:
Nợ các TK 152,153,…                     221.400.000đ
Nợ TK 133:                           22.140.000đ
Có TK 331:                            243.540.000đ

Bài tập 5: Xác định tỷ giá ghi sổ kế toán bình quân gia quyền

Xác định tỷ giá ghi sổ kế toán bình quân gia quyền đối với bên Có tài khoản tiền, bên Có tài khoản phải thu, bên Nợ tài khoản phải trả.
Doanh nghiệp A có thông tin về tình hình ngoại tệ của một số tài khoản kế toán tháng 5/20X6 như sau (Giả định trong kỳ doanh nghiệp chỉ có một số giao dịch này):
1)                 Tài khoản tiền gửi ngân hàng:
-Số dư đầu tháng 5:  20.000$ x 22.230
-Các giao dịch phát sinh trong kỳ:
+ Ngày 3/5: Thu nợ bằng tiền gửi ngân hàng, số tiền 4.000$, tỷ giá giao dịch thực tế là 22.180
+ Ngày 10/5: Bán hàng thu bằng tiền gửi ngân hàng, số tiền 6.000$, tỷ giá giao dịch thực tế là 22.240
+ Ngày 15/5: Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ người bán, số tiền 5.000$
2)                 Tài khoản phải thu của khách hàng Y:
-Số dư đầu tháng 5: 10.000 $ x 22.300
-Các giao dịch phát sinh trong kỳ:
+Ngày 4/5: Bán hàng hóa cho khách hàng Y nhưng chưa thu được tiền, số tiền 5.000$, tỷ giá giao dịch thực tế là 22.250
+Ngày 15/5: Bán sản phẩm cho khách hàng Y chưa thu được tiền, số tiền là 3.000$, tỷ giá giao dịch thực tế là 22.200
+ Ngày 26/5: Thu nợ của khách hàng Y, số tiền 5.000 $
3)                 Tài khoản phải trả người bán Z:
-Số dư đầu tháng 5: 30.000$ x 22.250
-Các giao dịch phát sinh trong kỳ
+Ngày 7/5: Mua hàng hóa của người bán Z chưa trả tiền, số tiền 6.000 $, tỷ giá giao dịch thực tế là 22.280
+Ngày 10/5: Mua nguyên vật liệu của người bán Z chưa thu tiền, số tiền là 9.000$, tỷ giá giao dịch thực tế là 22.300
+ Ngày 22/5: Thanh toán nợ phải trả cho người bán Z, số tiền: 8.000 $
4)                 Tài khoản  phải trả người bán X
-Số dư đầu tháng 5: 50.000 $ x 22.280
-Các giao dịch phát sinh trong kỳ:
+Ngày 13/5: Mua TSCĐ hữu hình của người bán X chưa thu tiền, số tiền 25.000 $, tỷ giá giao dịch thực tế là 22.300
+Ngày 18/5: Mua TSCĐ vô hình của người bán X chưa trả tiền, số tiền là 20.000$, tỷ giá giao dịch thực tế là 22.250.
+Ngày 25/5:Thanh toán nợ phải trả cho người bán X, số tiền: 20.000$

Việc xác định tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền của từng khoản mục được thực hiện như sau:
1)  Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền của tài khoản tiền gửi ngân hàng:
20.000 x 22.230 + 4.000 x 22.180 + 6.000 x 22.240)/30 000 = 22.225,3
Đây là tỷ giá sử dụng để ghi sổ cho giao dịch chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán ngày 15/5.
2)  Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền của tài khoản phải thu của khách hàng Y
(10.000 x 22.300 + 5.000 x 22.250 + 3.000 x 22.200)/18.000 = 22.269,4
Đây là tỷ giá được sử dụng để ghi sổ cho giao dịch thu nợ của khách hàng Y ngày 26/5
3) Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền của tài khoản phải trả người bán
Công ty phải xác định tỷ giá ghi sổ kế toán riêng ch từng nhà cung cấp Z và X cụ thể như sau:
-Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền đối với khoản nợ phải trả nhà cung cấp Z tại ngày 22/5 như sau:
(30.000 $ x 22.250 + 6.000 x 22.280 + 9.000 x 22.300)/45.000 = 22.264
-Tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền đối với khoản nợ phải trả nhà cung cấp X tại ngày 25/5 như sau:
(50.000 $ x 22.280 + 25.000 x 22.300 +20.000 x 22.250)/95.000 = 22.278,9

Bài tập 6: Xác định tỷ giá ghi sổ kế toán thực tế

Xác định tỷ giá ghi sổ kế toán thực tế đích danh đối với bên Có tài khoản phải thu, bên Nợ tài khoản phải trả.

1) Công ty X ký hợp đồng bán hàng hóa cho công ty Y với giá bán cả thuế GTGT là 22.000USD. Tại ngày 7/4/20X6, công ty Y ứng trước cho công ty X số tiền là 2.000 USD, tỷ giá giao dịch thực tế là 22.100 VNĐ/USD. Số tiền còn lại là 20.000 USD được Công ty Y thanh toán khi nhận được hàng của Công ty X ngày 17/4/20X6, tỷ giá giao dịch thực tế là 22.150 VNĐ/USD.
2) Công ty X ký hợp đồng mua hàng tồn kho của công ty Z với giá mua cả thuế GTGT là 11.000 USD. Tại ngày 16/6/20X6, công ty X đã ứng trước cho công ty Z số tiền là 3.000 USD, tỷ giá giao dịch thực tế là 22.140. Số tiền còn lại là 8.000 USD Công ty X thanh toán khi nhận được hàng của Công ty Z ngày 26/6/20X6, tỷ giá giao dịch thực tế là 22.180.
Theo số liệu trên ta có:
-Tại ngày 7/4/20X6, công ty X nhận ứng trước 2.000 $ của công ty Y theo tỷ giá giao dịch thực tế là 22.100 VNĐ/USD.
Tại ngày 17/4/20X6, khi  công ty X giao hàng hóa cho công ty Y thì giá trị 2.000$ đã nhận ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh là 22.100 VNĐ/USD. Chỉ có phần nợ phải thu còn lại là 20.000 $ mới được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận hàng là 22.150 VNĐ/USD.
-Tại ngày 16/6/20X6, công ty X đã ứng trước cho công ty Z 3.000 $ theo tỷ giá giá giao dịch thực tế là 22.140.
Tại ngày 26/6/20X6, khi nhận hàng tồn kho của công ty Z thì giá trị 3.000 $ đã ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh là 22.140. Chỉ có phần nợ phải trả còn lại là 8.000$ mới được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày nhận hàng tồn kho là 22.180.

Bài tập 7: Hạch toán mua TSCĐ bằng ngoại tệ

Hạch toán mua TSCĐ thanh toán bằng ngoại tệ theo phương thức nhập khẩu trực tiếp:
-Ngày 5/1/20X3, Công ty A ở Việt Nam mua một TSCĐ đưa ngay vào sử dụng của Công ty X ở Pháp, chưa thanh toán, giá mua (bằng giá tính thuế nhập khẩu) là 28.000€, thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất thuế GTGT của TSCĐ nhập khẩu là 10%. Tỷ giá giao dịch thực tế giữa đồng Việt Nam và đồng Euro ngày 05/1/20X3 là 1€ = 32.500VNĐ.
+ Tại ngày 5/1/20X3, Công ty A ghi:
Nợ TK 211:   1.092 triệu (33.600€ x 32.500)
Có TK 331: 910.000.000 (28.000€ x 32.500)
Có TK 3333: 182.000.000 (28. 000€ x 20% x 32.500)
+ Số thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ nhập khẩu, công ty A ghi:
Nợ TK  1332: 109,2 triệu
Có TK 33312: 109.2 triệu
- Ngày 5/3/20X3, Công ty A thanh toán bằng chuyển khoản toàn bộ số nợ mua TSCĐ cho công ty X
+ Trường hợp 1: Công ty A sử dụng tỷ giá ghi sổ để hạch toán bên Có TK tiền và bên Nợ TK phải trả
+ Tình huống 1: Giả sử ngày 5/3/20X3 Công ty A thanh toán bằng chuyển khoản toàn bộ số nợ mua TSCĐ hữu hình cho công ty X. Tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản tiền gửi ngân hàng là 1€  33.000 VNĐ. Doanh nghiệp áp dụng tỷ giá ghi sổ để hạch toán tài khoản tiền gửi ngân hàng. Tỷ giá giao dịch thực tế ngày 5/3/20X3 là 32.400VNĐ/€.
Tại ngày 5/3/20X4 công ty A ghi:
Nợ TK 331:  910tr (28.000 € x 32.500)
Nợ TK 635:   14tr
Có TK 1122: 924tr (28.000 € x 33.000)
+Tình huống 2: Giả sử ngày 5/3/20X3 Công ty A thanh toán bằng chuyển khoản toàn bộ số nợ mua thiết bị cho Công ty X. Tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản tiền gửi ngân hàng là 1€ = 32.000 VNĐ. Tỷ giá giao dịch thực tế ngày 5/3/20X3 là 32.400 VNĐ/€.
Tại ngày 05/03/20X3, Công ty A ghi:
Nợ TK 331:               910 triệu (28.000 € x 32.500)
Có TK 515:                14 triệu
Có Tk 1122:              896 triệu (28.000 € x 32.000)

-Trường hợp 2: Giả sử công ty A sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có TK tiền và bên Nợ TK phải trả.
+ Phản ánh giảm khoản nợ phải trả:
Nợ TK 331:               907 triệu (28.000 € x 32.400)
Có Tk 1122:              907 triệu (28.000 € x 32.400)
+ Phản ánh khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ:
+ Tiếp theo số liệu ở tình huống 1, giả sử tỷ giá ghi sổ của TK 1122 là 1 € = 32.000 VNĐ, tỷ giá ghi sổ của TK 331 tại 5/1/20X3 là 1 € = 32.500 VNĐ và cuối kỳ TK 1122 và TK 331 không còn nguyên tệ thì kết chuyển khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ như sau:
Nợ TK 331:               2.800.000{28.000 x (32.500 – 32.400) }
Nợ TK 1122:                                     11.200.000{28.000 x (32.400 – 32.000) }
Có TK 515:                14.000.000{ (28.000 x (32.500 – 32.000) }
+ Tiếp theo số liệu ở tình huống 2, giả sử tỷ giá ghi sổ của TK 1122 là 1 € = 32.600 VNĐ và cuối kỳ TK 1122 và TK 331 không còn nguyên tệ thì kết chuyển khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ như sau:
Nợ TK 635:               8.400.000
Có TK 331:                2.800.000{28.000 x (32.500 – 32.400) }
Có TK 1122:                         5.600.000 {28.000 x (32.600 – 32.400) }

Bài tập 8: Bán hàng hóa thu bằng ngoại tệ         

 Ngày 15/2/20X3, Công ty A ở Việt Nam bán hàng hóa cho Công ty Y ở Đức, giá bán hàng hóa là 9.000 €, tỷ giá giao dịch thực tế giữa đồng Việt Nam và đồng Euro ngày 15/2/20X3 là 1 € =  VNĐ; giá vốn hàng hóa là 209 triệu đồng. Ngày 15/8/20X3, Công ty Y đã trả nợ cho Công y A là 9.000 €.
Tại ngày 15/2/20X3, Công ty A ghi:
(1)              Nợ TK 131:               252 triệu (9.000 x 28.000)
Có TK 5111:                                     252 triệu (9.000 x 28.000)
(2)              Nợ TK 632:               209 triệu
Có TK 156:                            209 triệu
Tại ngày 15/8/20X3, Công ty Y trả nợ cho Công ty A:

Trường hợp 1: Công ty A sử dụng tỷ giá ghi sổ để hạch toán bên Có TK 131
Tình huống 1: Giả sử ngày 15/8/20X3, Công ty A nhận được 9.000 € do Công ty Y thanh toán nợ bằng chuyển khoản. tỷ giá giao dịch thực tế giữa đồng Việt Nam và đồng Euro tại ngày 15/8/20X3 là 1 € = 28.500 VNĐ.
Tại ngày 15/8/20X3, Công ty A ghi:
Nợ TK 1122:                         256,5 triệu (9.000 € x  28.500)
Có TK 515:                4,5 triệu{9.000 € x (28.500 – 28.000) }
Có TK 131:                252 triệu (9.000 € x 28.000)
Tình huống 2: Giả sử ngày 15/8/20X3, Công ty A nhận được 9.000 € do công ty Y thanh toán nợ bằng chuyển khoản. Tỷ giá giao dịch thực tế giữa đồng Việt Nam và đồng Euro tại  ngày 15/8/20X3 là 1 € = 27.500 VNĐ.
Tại ngày 15/8/20X3, Công ty A ghi  nhận
Nợ TK 1122:                         247,5 triệu ( 9.000 € x 27.500)
Nợ TK 635:               4,5 triệu{ 9.000 € x (28.000 -27.000) }
Có TK 131:                252 triệu ( 9.000 € x 28.000)
Trường hợp 2: Công ty A sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có TK 131
Tình huống 1: Giả sử ngày 15/8/20X3, Công ty A nhận được 9.000 € do Công ty Y thanh toán nợ bằng chuyển khoản. tỷ giá giao dịch thực tế giữa Việt Nam và đồng Euro tại ngày 15/8/20X3 là 1 € = 28.500 VNĐ
Tại ngày 15/8/20X3 Công ty A ghi:
Nợ TK 1122:                         256.5 triệu (9.000 € x 28.500)
Có TK 131:               256.5 triệu (9.000 € x 28.500)
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh ghi nhận ngay hoặc định kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ của Công ty A:
            Nợ TK  131:              4,5 triệu{ 9.000 € x ( 28.500 -28.000) }
Có TK 515:                4,5 triệu{ 9.000 € x ( 28.500 -28.000) }
Tình huống 2: Giả sử ngày 15/8/20X3 Công ty A nhận được 9.000 € do công ty Y thanh toán nợ bằng chuyển khoản. tỷ giá giao dịch thực tế giữa đồng Việt Nam và đồng Euro tại ngày 15/8/20X3 là 1 € = 27.500 VNĐ.
Tại ngày 15/8/20X3 Công ty A ghi:
Nợ TK 1122:                         247,5 triệu ( 9.000 € x 27.500)
Có TK 131:                247,5 triệu ( 9.000 € x 27.500)
Khoản chênh lệch giữa tỷ giá hối đoái ghi nhận ngay hoặc định kỳ vào chi phí tài chính trong kỳ của Công ty A.
Nợ TK 635:               4,5 triệu{ 9.000 € x (28.000 -27.500) }
Có 131:                                  4,5 triệu{ 9.000 € x (28.000 -27.500) }

Bài tập 9: Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản phát sinh liên quan đến ngoại tệ

Công ty CP ABC là công ty kinh doanh cho thuê văn phòng cao cấp (tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên ) đang thực hiện dự án đầu tư xây dựng tòa tháp đôi từ tháng 1/20X2. Thời gian đầu tư xây dựng dự kiến hoàn thành tòa tháp đôi đến khi đi vào hoạt động là 3  năm. Công ty ABC sử dụng tỷ giá ghi sổ để hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1/Ngày 15/3/20X2, Công ty đã vay của Ngân hàng ANZ số tiền là  300.000 USD cho mục đích xây dựng tòa nhà. Thời hạn vay 5 năm. Lãi suất 3%/năm. tỷ giá giao dịch thực tế giữa đồng USD và đồng Việt Nam tại ngày 15/3/20X3 là 1 USD = 20.900 VNĐ.
Tại ngày 15/3/20X2, Công ty ABC ghi:
Nợ TK 1122:                         6.270 triệu (300.000$ x 20.900)
Có tK 3411:               6.270 triệu
2/ Ngày 25/09/20X2, Công ty mua sơn tường về nhập kho của Công ty Q ở Hàn Quốc với trị giá hàng mua là 20.000$, thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất thuế GTGT của sơn tường nhập khẩu là 10%. Công ty đã thanh toán toàn bộ cho người bán bằng chuyển khoản. tỷ giá giao dịch thực tế giữa đồng Việt Nam và đồng Đô la ngày 25/9/20X2 là 1$ = 20.600 VNĐ, tỷ giá ghi sổ kế toán tài khoản tiền gửi ngân hàng là 1$ = 21.000 VNĐ.

-                     Tại ngày 25/9/20X2, Công ty ABC ghi:
Nợ TK  152:              494,4 triệu ( 24.000 $ x  20.600)
Nợ TK  635:                          8 triệu
Có TK 1122: 420 triệu ( 20.000 $ x 21.000)
Có TK 3333: 82,4 triệu (4.000 $ x 20.600)
-                     Số thuế GTGT được khấu trừ của sơn nhập khẩu, Công ty ABC ghi:
Nợ TK 1331”                        49,44 triệu (24.000 x 20.600 x 10%)
Có TK 33312:                       49,44 triệu
3/ Ngày 19/3/20X3, Công ty mua sàn gỗ cao cấp về nhập kho từ Công ty Picenza của Đức chưa trả tiền cho người bán, với trị giá hàng mua là 35.000 €, thuế suất thuế nhập khẩu 20%, thuế suất thuế GTGT của sàn gỗ nhập khẩu là 10%. tỷ giá giao dịch thực tế giữa đồng Việt Nam và đồng Euro ngày 19/3/20X3 là 1 € = 28.500 VNĐ. Chi phí vận chuyển sàn gỗ từ Hải Phòng về đến Công ty là 7 triệu đã thanh toán bằng chuyển khoản.
-                     Tại ngày 19/3/20X3, Công ty ABC ghi:
Nợ TK 152:   1.204 triệu
Có TK 331:    997,5 triệu ( 35.000 € x 28.500)
Có TK 3333:             199,5 triệu ( 7.000 € x 28.500)
Có TK 1122:                         7 triệu
-                     Số thuế GTGT được khấu trừ của sàn gỗ nhập khẩu, Công ty ABC ghi:
Nợ TK 1331:             119,7 triệu ( 42.000 € x 28.500 x 10%)
Có TK  33312:                      119,7 triệu
4/ Ngày 19/6/20X3, Công ty ABC đã chuyển khoản trả nợ cho Công ty Picenza số tiền mua sàn gỗ ngày 19/3/20X3. Tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản tiền gửi ngân hàng là 1 € = 28.000 VNĐ.
Tại ngày 19/6/20X3, Công ty ABC ghi:
Nợ TK  331:              997,5 triệu ( 35.000 € x 28.000)
Có TK  1122:                        980 triệu ( 35.000 € x 28.000)
Có TK 515:                17,5 triệu
5/Ngày 28/9/20X3, Công ty ký hợp đồng với Công ty Fruiji ở Nhật Bản về việc mua 2 thang máy của Nhật. Trị giá mua là 450.000 JPY, thuế suất thuế nhập khẩu là 20%, thuế suất thuế GTGT thang máy nhập khẩu 10%. Tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng Yên Nhật ngày 28/6/2007 là 1JPY = 174 VNĐ. Chi phí vận chuyển thang máy từ Hải Phòng về công trình là 9 triệu đồng, đã trả bằng tiền mặt. Thời hạn thanh toán cho công ty Fruiji là 4 tháng kể từ ngày mua.

-Tại ngày 28/6/20X3, Công ty ABC ghi:
Nợ TK 152:   102.96 triệu
Có TK 331:                78,3 triệu (450.000JPY x 174)
Có TK 3333:                         15,66 triệu (90.000JPY x 174)
Có TK 111:                9 triệu
-Số thuế GTGT được khấu trừ của thang máy nhập khẩu, Công ty ABC ghi:
Nợ TK 133:   9.396.000đ (540.000JPY x 174 x 10%)
Có TK 33312:                       9.396.000đ
6/ Ngày 28/10/20X3, Công ty ABC đã chuyển khoản trả nợ cho Công ty Fruiji số tiền mua thang máy ngày 28/6/20X3. Tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản tiền gửi ngân hàng là 1 JPY = 180 VNĐ.
Tại ngày 28/10/20X3, Công ty ABC ghi:
Nợ TK 331:               78,3 triệu ( 450.000 JPY x 174)
Nợ TK 635: 2                        2,7 triệu
Có TK 1122:                         81 triệu ( 450.000JPY x 180)

Bài tập 10: Xác định các giao dịch bằng ngoại tệ và các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ

1.         Xác định các giao dịch bằng ngoại tệ:
Các giao dịch bằng ngoại tệ phải là các giao dịch phải thanh toán bằng ngoại tệ. Một giao dịch thanh toán bằng VNĐ nhưng nếu đơn giá bằng ngoại tệ không được coi là giao dịch bằng ngoại tệ.
Ví dụ: Khi bán một loại sản phẩm, hàng hóa, đơn giá tính là 2 USD/sản phẩm nhưng thanh toán bằng VNĐ. Trường hợp này bản chất của giao dịch là người bán muốn phòng ngừa rủi ro từ chênh lệch tỷ giá nên chốt giá bán là 2 USD để đảm bảo khi nhận được VNĐ thì có thể mua được đủ 2 USD. Như vậy, số tiền VNĐ phải thanh toán có thể sẽ biến động tùy theo tỷ giá nhưng giao dịch này không được coi là giao dịch bằng ngoại tệ.
2. Xác định các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ
Các khoản ục tiền tệ có gốc ngoại tệ sẽ phải đánh giá lại tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Vì vậy, cần phải xác định rõ các khoản mục nào trên BCTC là khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ để tránh bỏ sót không đánh giá lại cũng như đánh giá nhầm khoản mục phi tiền tệ.
Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là các tài sản có quyền thu hồi bằng ngoại tệ hoặc nợ phải trả phải thanh toán bằng ngoại tệ. Như vậy nếu các tài sản được thu hồi hoặc nợ phải trả được thanh toán bằng hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ, chứng khoán… thì đều không đươc coi là khoản mục tiền tệ ( vì chúng là khoản mục phi tiền tệ). Do đó, việc phân biệt một khoản mục là tiền tệ hay phi tiền tệ không căn cứ vào việc khoản mục đó được trình bày như thế nào trên Báo cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) mà căn cứ vào việc khi thu hồi hoặc thanh toán khoản mục đó thì được thực hiện bằng tiền hay không bằng tiền.
a) Một số khoản mục thường đươc phân loại là khoản mục tiền tệ và nếu được thanh toán hoặc thu hồi bằng ngoại tệ thì cần phải đánh giá lại tại thời điểm báo cáo như:
-                     Số dư tiền bằng ngoại tệ (kể cả tiền mặt, tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn); Các khoản tương đương tiền (ví dụ như tiền gửi có kỳ hạn gốc dưới 3 tháng);
-                     Các khoản đầu tư vào công cụ nợ (ví dụ như tiền gửi có kỳ hạn, trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu);
-                     Các khoản phải thu được thu hồi bằng ngoại tệ như:
+Phải thu của khách hàng;
+ Phải thu khác, như phải thu về cho vay, ký cược, ký quỹ, tạm ứng…
-                     Các khoản phải trả được thanh toán bằng ngoại tệ như:
+Phải trả cho người bán;
+Các khoản đi vay;
+Các khoản chi phí phải trả;
+Các khoản phải trả khác như nhận ký cược, kỹ quỹ, thu hộ.
Trường hợp những khoản trên không được thanh toán bằng tiền thì không được coi là khoản mục tiền tệ.
Tuy nhiên cần chú ý trường hợp doanh nghiệp ghi sổ kế toán và lập BCTC bằng VNĐ thì một số khoản mục mặc dù được phân loại là khoản mục tiền tệ nhưng hầu như chỉ thanh toán bằng VNĐ, không thanh toán bằng ngoại tệ nên không phải đánh giá lại như:
-                     Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước;
-                     Phải trả về BHXH, BHYT, BHTN, BHTN, BHTNLĐ, KPCĐ;
-                     Phải trả người lao động bằng tiền (hầu như trả bằng VNĐ, rất hiếm trường hợp trả bằng ngoại tệ). Trường hợp trả bằng hàng hoá, dịch vụ thì được phân loại là khoản mục phi tiền tệ;
-                     Quỹ khen thưởng phúc lợi, Quỹ phát triển khoa học công nghệ.

b) Các khoản mục được phân loại là phi tiền tệ và không cho phép đánh giá lại như:
-    Các khoản đầu tư vào công cụ vốn như đầu tư vào cổ phiếu, góp vốn liên doanh, liên kết…;
-           Hàng tồn kho;
-           TSCĐ, BĐSĐT, XDCB dở dang;
-           Các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu, như vốn góp, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối…

c)         Một số khoản mục đặc biệt cần chú ý có thể là khoản mục tiền tệ hoặc phi tiền tệ vì phụ thuộc vào tình hình thực tế, như các khoản trả trước cho người bán, chi phí trả trước hoặc nhận trước của người mua, doanh thu chưa thực hiện (doanh thu nhận trước);
-           Nếu trong điều kiện hợp đồng diễn ra bình thường thì bên trả trước mặc dù ghi nhận là phải thu nhưng sẽ thu hồi bằng hàng hoá, dịch vụ, tài sản; Bên nhận trước ghi nhận là nợ phải trả nhưng sẽ thanh toán bằng hàng hoá, dịch vụ, tài sản nên khoản mục trả trước cho người bán và nhận trước của người mua sẽ không phải là khoản mục tiền tệ và không đánh giá lại.
-           Trường hợp hợp đồng giao hàng hoá, tài sản, dịch vụ không thể thực hiện thì các bên có quyền thu hồi số tiền trả trước và trả lại số tiền đã nhận trước thì khoản mục này sẽ là khoản mục tiền tệ và nếu thanh toán bằng ngoại tệ thì phải đánh giá lại tại thời điểm lập báo cáo cuối kỳ.

Bài tập 11: Chuyển đổi BCTC sang Đồng Việt Nam

Ngày 1/1/20X7, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu. Đơn vị tiền tệ kế toán của doanh nghiệp là đồng Euro (€).
Báo cáo tình hình tài chính của doanh nghiệp tại ngày 31/12/20X7 như sau:

Khoản mục Số tiền (€) Khoản mục Số tiền (€)
TÀI SẢN 64.000 NỢ PHẢI TRẢ 44.000
- Tiền 3.000 - Phải trả người bán 4.000
- Phải thu của khách hàng 3.000 - Vay dài hạn 40.000
- Hàng tồn kho 18.000 VỐN CHỦ SỞ HỮU 20.000
- TSCĐ hữu hình 50.000 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá 10.000đ/CP) 14.000
- Giá trị hao mòn luỹ kế (10.000) - Thặng dư vốn cổ phần 4.000
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.000
Tổng tài sản 64.000 Tổng nguồn vốn 64.000

Tổng hợp doanh thu, thu nhập khác, chi phí và kết quả hoạt động của doanh nghiệp năm 20X7 như sau:

Số tiền (€)
Tổng doanh nthu và thu nhập khác 20.000
Tổng chi phí (gồm cả thuế TNDN) (17.000)
Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.000
Cổ tức đã trả (Trong năm 20X7) 1.000 €) (1.000)
Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/20X7 2.000

Tỷ giá giữa đồng Euro và đồng Việt Nam:
+ Tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 01/01/20X7 là: 1 € = 20.000đ
+ Tỷ giá chuyển khoản trung bình tại ngày 31/12/20X7 là 1 € = 22.500đ.
+ Trung bình cả năm 20X7 là 1 € = 21.500đ
+ Tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm công bố cổ tức là 1 € = 21.000đ.
Khi công bố Báo cáo tài chính tại Việt Nam, doanh nghiệp phải chuyển đổi BCTC lập bằng EUR sang đồng Việt Nam như sau:

a)                 Tất cả các khoản mục tài sản, nơ phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính được chuyển đổi theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ ( tỷ giá ngày 31/12/20X7: 1 € = 22.500đ). Các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu tại ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu (gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần) được chuyển đổi theo tỷ giá chuyển khoản trung bình tại ngày 01/01/20X7 (1 € = 20.000đ). Riêng khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được tinh toán sau khi đã chuyển đổi các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí theo tỷ giá trung bình (1 € = 21.500đ) và phần cổ tức phải trả theo tỷ giá tại ngày công bố ( 1 € = 21.000đ).
Các khoản mục của Báo cáo tình hình tài chính năm 20X7 được chuyển đổi như sau:

Khoản mục Số tiền ( €) Tỷ giá Quy đổi ra VNĐ
TÀI SẢN
- Tiền 3.000 22.500 67.500.000
- Phải thu của khách hàng 3.000 22.500 67.500.500
- Hàng tồn kho 18.000 22.500 405.000.000
- TSCĐ hữu hình 50.000 22.500 1.125.000.000
- Giá trị hao mòn luỹ kế (10.000) 22.500 (225.000.000)
Tổng tài sản 64.000 1.440.000.000
NỢ PHẢI TRẢ 44.000 990.000.000
- Phải trả người bán 4.000 22.500 90.000.000
- Vay dài hạn 40.000 22.500 900.000.000
VỐN CHỦ SỞ HỮU 20.000 450.000.000
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá 10.000đ/CP) 14.000 20.000 280.000.000
- Thặng dư vốn cổ phần 4.000 20.000 80.000.000
- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 2.000 (1)              43.500.000
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (phát sinh do chuyển đổi) (2)              46.500.000
Tổng nguồn vốn 64.000 1.440.000.000

b) Các khoản doanh thu và thu nhập khác, chi phí được chuyển đổi theo tỷ giá trung bình cả năm 20X7 (giả thiết tỷ giá trung bình xấp xỉ tỷ giá giao dịch thực tế ) như sau:

Khoản mục Số tiền ( €) Tỷ giá Quy đổi ra VNĐ
- Tổng doanh thu và thu nhập khác 20.000 21.500 430.000.000
- Tổng chi phí (gồm cả thuế TNDN) (17.000) 21.500 (365.500.000)
- Lợi nhuận sau thuế TNDN 3.000 64.500.000
- Cổ tức đã trả (1.000) 21.500 (21.000.000)
- Lợi nhuận chưa phân phối 31/12/20X7 2.000 (1)              43.500.000

Chú ý:
(1) Khoản mục lợi nhuận chưa phân phối được xác định sau khi đã chuyển đổi doanh thu và thu nhập khác, chi phí theo tỷ giá trung bình và cổ tức đã trả theo tỷ giá tại ngày công bố.
(2) Phân tích chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC năm 20X7 của Công ty S như sau:

Tài sản thuần đầu năm 20X7 18.000 (22.500-20.000) = 45.000.000
Lợi nhuận thuần trong năm 20X7 3.000 (22.500 – 21.500) = 3.000.000
Cổ tức đã trả năm 20X7 1.000(22.500-21.000) = (1.500.000)
Cộng (2) 46.500.000

Phần chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC 46.500.000đ được báo cáo tại chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trong phần vốn chủ sở hữu.
Giả sử trong năm tiếp theo, doanh nghiệp có Báo cáo tình hình tài chính tại ngày 31/12/20X8 như sau:

Khoản mục Số tiền (€) Khoản mục Số tiền (€)
TÀI SẢN NỢ PHẢI TRẢ 50.000
- Tiền 8.000 - Phải trả người bán 8.000
- Phải thu của khách hàng 7.000 - Vay dài hạn 40.000
- Hàng tồn kho 9.000 VỐN CHỦ SỞ HỮU 21.000
- TSCĐ hữu hình 58.000 - Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mênh giá 10.000đ/CP) 14.000
- Giá trị hao mòn luỹ kế (11.000) - Thặng dư vốn cổ phần 4.000
- Lợi nhuận chưa phân phối 3.000
Tổng tài sản 71.000 Tổng nguồn vốn 71.000

Tổng hợp doanh thu và thu nhập khác, chi phí và kết quả hoạt động theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 20X8 như sau:

Khoản mục Euro
- Tổng doanh thu và thu nhập khác 23.000
- Tổng chi phí (18.000)
- Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.000
- Lợi nhuận chưa phân phối 31/12/20X7 2.000
- Cổ tức đã trả năm 20X6 (4.000)
- Lợi nhuận chưa phân phối 31/12/20X8 3.000

Tỷ giá giữa đồng Euro và đồng Việt Nam:
+ Tỷ giá chuyển khoản trung bình tại ngày 01/01/20X8 là: 1 € = 22.500đ
+ Tỷ giá chuyển khoản trung bình tại ngày 31/12/20X8 là 1 € = 25.000đ
+ Trung bình cả năm 20X8 là 1 € = 24.000đ
+ Tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả cổ tức là 1 € = 24.500đ
Các khoản mục của Báo cáo tình hình tài chính tại ngày 31/12/20X8 được chuyển đổi như sau:

Khoản mục Số tiền (€) Tỷ giá Quy đổi ra VNĐ
TÀI SẢN
- Tiền 8.000 25.000 200.000.000
- Phải thu của khách hàng 7.000 25.000 175.000.000
- Hàng tồn kho 9.000 25.000 225.000.000
- TSCĐ hữu hình 58.000 25.000 1.450.000.000
- Giá trị hao mòn luỹ kế (11.000) 25.000 (275.000.000)
Tổng tài sản 71.000 1.775.000.000
NỢ PHẢI TRẢ 50.000 1.250.000.000
- Phải trả người bán 10.000 25.000 250.000.000
- Vay dài hạn 40.000 25.000 1.000.000.000
VỐN CHỦ SỞ HỮU 21.000 525.000.000
- Vốn đầu tư của chủ sở hữu (mệnh giá 10.000 đ/CP) 14.000 20.000 280.000.000
- Thặng dư vốn cổ phần 4.000 20.000 80.000.000
- Lợi nhuận chưa phân phối 3.000 (1)              65.500.000
- Chênh lệch tỷ giá hối đoái (phát sinh do chuyển đổi) (2)              99.500.000
Tổng nguồn vốn 71.000 1.775.000.000

Các khoản doanh thu và thu nhập khác, chi phí được chuyển đổi theo tỷ giá trung bình cả năm 20X8 do tỷ giá trung bình xấp xỉ tỷ giá thực tế như sau:

Khoản mục Số tiền
(1€)
Tỷ giá Quy đổi ra
VNĐ
- Tổng doanh thu và thu nhập khác 23.000 24.000 552.000.000
- Tổng chi phí (18.000) 24.000 (432.000.000)
- Lợi nhuận sau thuế TNDN 5.000 24.000 120.000.000
- Lợi nhuận chưa phân phối 31/12/20X7 2.000 43.500.000
- Cổ tức đã trả (4.000) 24.500 (98.000.000)
- Lợi nhuận chưa phân phối 31/12/20X8 3.000 65.500.000

Phân tích chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC năm 20X8 như sau:

Tài sản thuần 1/1/20X8 20.000 (25.000-22500) = 50.000.000
Lợi nhuận thuần trong năm 20X8 5.000 (25.000 – 24.000) = 5.000.000
Cổ tức đã trả năm 20X8 4.000 (25.000 – 24.500) = (2.000.000)
Cộng (2) 53.000.000

Như vậy, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC luỹ kế đến 31/12/20X8 là 53.000.000đ + 46.500.000đ = 99.500.000đ.

Chủ đề: , , , ,

Bạn đọc bình luận

2016 © Bản quyền thuộc về trungtamketoanhcm.edu.vn
TRUNG TÂM KẾ TOÁN TẠI TP HỒ CHÍ MINH
Điện thoại: 0973 946 715
Trụ sở chính: 35 Lê Văn Chí, Quận Thủ Đức, TPHCM
CS2: Vân Côi, Phường 7, quận Tân Bình, TPHCM
® Ghi rõ nguồn "trungtamketoanhcm.edu.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: 0947 42 81 86
Tel: 0934 401 811
Email: info.kthn@gmail.com
Hotline: 0973 946 715
Hỗ trợ & CSKH: 0934 401 811